Vĩnh Gia Đại Sư Chứng Đạo Ca

Vĩnh Gia Đại Sư Chứng Đạo Ca

Vĩnh Gia Đại Sư Chứng Đạo Ca - Nói là bài ca là vì mỗi lời mỗi chữ đều là Trí Tuệ Bát Nhã xuất phát từ Chân Tâm của ngài, nên thông suốt vô ngại và an vui tự tại.
110.000đ 104.500đ

Tiết kiệm: 5.500đ (5%)

Mã Giảm Giá:
Giảm 15k
Giảm 10k
Giảm 10k
THÔNG TIN & KHUYẾN MÃI

Thanh toán linh hoạt với:  , ATM nội địa, Internet Banking 

Giao hàng trên Toàn Quốc

Đặt online hoặc gọi ngay 0909.354.135

Chiết khấu cao cho các đại lý và khách đặt sỉ

Sale Bạt Ngàn, Đón Hè Sang Với Nhiều Ưu Đãi Hấp Dẫn Cùng Newshop

Giao hàng bởi Công Ty TNHH Trực Tuyến NEWSHOP

Giao hàng trên toàn Quốc

Nhận hàng rồi mới thanh toán tiền ( COD )

Vĩnh Gia Đại Sư Chứng Đạo Ca
Vĩnh Gia Đại Sư Chứng Đạo Ca
104.500đ 110.000đ Tiết kiệm: 5.500đ (5%)
Mua kèm giảm thêm
Mô tả sản phẩm
Vĩnh Gia Đại Sư Chứng Đạo Ca

Lớn lao thay Bài Ca Chứng Đạo! Ngài Huyền Giác đã nói lên được những gì ngài thật tu thật chứng trong bài ca này. Nói là bài ca là vì mỗi lời mỗi chữ đều là Trí Tuệ Bát Nhã xuất phát từ Chân Tâm của ngài, nên thông suốt vô ngại và an vui tự tại. Vui trong cảnh giải thoát, vui trong cảnh Niết Bàn, hân hoan mà thốt lên những lời này, không biết gọi nó là gì, nên tạm gọi nó là Bài Ca Chứng Đạo vậy!

Ngài Huyền Giác đã bài trừ tất cả sự chấp có, không, cũng có cũng không, không có không không (tứ cú), để nêu ra cái Bản Thể Tuyệt Đối Chân Tâm. Người giác ngộ được Bản Thể Chân Tâm này là người “tuyệt học, vô vi, an nhàn vô sự”. Xưa nay nó vốn không một vật mà lại thường đầy đủ muôn pháp không thiếu sót. Khi chưa giác ngộ thì thấy biết bằng vọng thức nên mới có muôn ngàn sai biệt. Khi giác ngộ được Bản Tâm thì thấy biết bằng trí tuệ Bát Nhã nên tất cả là Bất Nhị, Như Thị, và Không.

Chư Phật trong ba đời mười phương đều cùng một Bản Thể Chân Tâm này. Vì vậy ngoài [chân] Tâm không Phật, ngoài Phật không Tâm, bởi Tâm tức là Phật và Phật tức là Tâm. Thấy Phật tức là thấy Tâm. Thành Phật tức là ngộ được Tâm này. Ngoài Bản Thể Tuyệt Đối Chân Tâm ra thì trọn chẳng có gì khác. Trong Bản Thể Tuyệt Đối Chân Tâm thì không có chân vọng, nên chẳng cần trừ vọng chứng chân, bởi chân và vọng là tương đối thuộc tình thức. Chính tình thức này nó khiến cho ta lạc mất Bản Tâm, theo cái tâm thức hư vọng mà lưu chuyển sinh tử từ vô thủy đến nay. Do vậy ở trong tình thức thì mới thấy có sinh tử, có lưu chuyển trong sáu đường. Nhưng một khi giác ngộ được Bản Tâm rồi thì mới hay xưa nay rỗng lặng không một vật, tất cả trong ngoài đều thông suốt vô ngại; hết thảy là chân, nên muốn tìm chân vọng ở trong ấy trọn không thể được. Cho nên ngài Huyền Giác nói: “mộng lý minh minh hữu lục thú, giác hậu không không vô đại thiên.” (Trong mộng thì rõ ràng có sáu loài chúng sanh; Giác rồi thì rỗng lặng không có ba ngàn đại thiên thế giới!)

Muốn trở về Bản Thể Chân Tâm ngay nơi mình thì cần phải cất hết mọi sở niệm thuộc vọng thức bằng phương pháp tham thiền đốn ngộ. Một khi mọi sở niệm đã không còn thì năng niệm cũng chẳng còn chỗ bám chấp, và cuối cùng cũng bị quét sạch. Năng sở song vong thì cánh cửa Đại Thừa được mở rộng, Chân Tánh hiển bày một cách tròn sáng trọn vẹn. Do vậy ngài Huyền Giác nói ở câu 38 rằng:

“Tâm thị căn, pháp thị trần
Lưỡng chủng do như kính thượng ngân

Ngân cấu tận trừ quang thủy hiện
Tâm Pháp song vong Tánh tức Chân”

(Tâm là căn, pháp là trần
Cả hai thứ đều như vết dính trên mặt gương
Nếu vết dơ sạch hết thì ánh sáng mới hiện ra
Nếu Tâm và Pháp cùng quên thì Tánh tức Chơn vậy!) 

Ngoài việc đề cao pháp viên đốn Tham Thiền và cửa Thật Tướng ra, Ngài Huyền Giác còn đặc biệt kể về sự ẩn dật tu hành, an vui trong núi rừng sau khi được ấn chứng bởi Lục Tổ Huệ Năng. Đồng thời khuyến tấn người đi trên đường Đạo cần phải tránh hai cái hố đoạn kiến và thường kiến, cũng như cần phải có sự quyết tâm và sức nhẫn nhục để vượt qua mọi gian lao trở ngại. Phải khéo léo và cẩn thận đề phòng tâm, ý, thức, bởi đi sai một ly thì xa ngàn dậm. Nếu lạc trong rừng tri giải thì cứ lanh quanh làm khách phong trần, làm người đếm bạc cho kẻ khác, ăn bánh vẽ đâu thể no lòng. Như thế thì chẳng những không được về nhà, mà còn có thể gieo chủng tánh tà do tri kiến sai lầm thì khó mà tin hiểu được pháp viên đốn, vào được cửa Thật Tướng, chứng pháp Vô Sanh, và thể nhập biển Tri Kiến của Phật. Do vậy phải khéo! Phải khéo!
quy-trinh-dong-hang-newhsop
Hỏi, đáp về sản phẩm
0 bình luận
Khách hàng nhận xét