Combo Quản Trị Rủi Ro Ngân Hàng Trong Nền Kinh Tế Toàn Cầu + Phân Tích Hiệu Năng Hoạt Động Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam (Bộ 2 Cuốn)

Combo Quản Trị Rủi Ro Ngân Hàng Trong Nền Kinh Tế Toàn Cầu + Phân Tích Hiệu Năng Hoạt Động Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam (Bộ 2 Cuốn)

Combo Quản Trị Rủi Ro Ngân Hàng Trong Nền Kinh Tế Toàn Cầu + Phân Tích Hiệu Năng Hoạt Động Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam (Bộ 2 Cuốn) - Đề cập, thảo luận các rủi ro chủ yếu, quan trọng nhất mà các NH hiện đại ngày nay thường xuyên phải đối diện và phải giải quyết một cách hữu hiệu, còn các vấn đề rủi ro khác đã chưa được đề cập trong sách này như: luật pháp, chánh trị, v.v…
233.000đ 209.700đ

Tiết kiệm: 23.300đ (10%)

Mã Giảm Giá:
Giảm 10k
Giảm 5k
THÔNG TIN & KHUYẾN MÃI

Thanh toán linh hoạt với:  , ATM nội địa, Internet Banking 

Giao hàng trên Toàn Quốc

Đặt online hoặc gọi ngay 0909.354.135

Chiết khấu cao cho các đại lý và khách đặt sỉ

Sale Bạt Ngàn, Đón Hè Sang Với Nhiều Ưu Đãi Hấp Dẫn Cùng Newshop

Giao hàng bởi Công Ty TNHH Trực Tuyến NEWSHOP

Giao hàng trên toàn Quốc

Nhận hàng rồi mới thanh toán tiền ( COD )

Combo Quản Trị Rủi Ro Ngân Hàng Trong Nền Kinh Tế Toàn Cầu + Phân Tích Hiệu Năng Hoạt Động Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam (Bộ 2 Cuốn)
Combo Quản Trị Rủi Ro Ngân Hàng Trong Nền Kinh Tế Toàn Cầu + Phân Tích Hiệu Năng Hoạt Động Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam (Bộ 2 Cuốn)
209.700đ 233.000đ Tiết kiệm: 23.300đ (10%)
Mua kèm giảm thêm
Mô tả sản phẩm
Combo Quản Trị Rủi Ro Ngân Hàng Trong Nền Kinh Tế Toàn Cầu + Phân Tích Hiệu Năng Hoạt Động Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam (Bộ 2 Cuốn)
 
1. Quản Trị Rủi Ro Ngân Hàng Trong Nền Kinh Tế Toàn Cầu

Như chúng ta đã biết, “các NH là các định chế tài chánh cống hiến phạm vi các dịch vụ tài chánh rộng nhứt”, đặc biệt là tín dụng, tiền tiết kiệm, các dịch vụ thanh toán, và thực hiện phạm vi các nhiệm vụ tài chánh rộng nhứt của bất cứ doanh nghiệp nào trong nền kinh tế (perform the widest range of financial functions of any business in the economy). Chính điều này mà ngày nay các ngân hàng (NH) được đặt cho nhãn hiệu là các tiệm bách hóa tài chánh (financial department stores), hay NH đa năng mà những thập niên của thế kỷ 20 không có. 

Ngày nay, hoạt động của NH đã có nhiều thay đổi trong cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Tuy nhiên, NH hiện đại đã thực hiện nhiều nhiệm vụ dịch vụ sinh tử khác nhau trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, đó là: (1) nhiệm vụ tín thác (the trust function), (2) nhiệm vụ tín dụng, hay cho vay (credit function), (3) nhiệm vụ bảo hiểm (the insurance function), (4) nhiệm vụ đầu tư/lập kế hoạch đầu tư (investment function/planning investment), (5) nhiệm vụ môi giới (the brokerage function), (6) nhiệm vụ thanh toán (the payments function), (7) nhiệm vụ NH đầu tư, hay nhiệm vụ bảo hiểm (underwriting function), (8) nhiệm vụ tiết kiệm (saving function), và (9) nhiệm vụ quản trị tiền mặt (the cash management function).

Ngoài ra, các NH hiện đại trên thế giới đã và đang thực hiện các dịch vụ đa dạng chủ yếu sau để phục vụ các khách hàng của mình:
(1) Cấp phát các khoản cho vay đối với người tiêu thụ (granting consumer loans).
(2) Thực hiện nhiệm vụ cố vấn tài chánh (financial advising) theo yêu cầu khách hàng.
(3) Thực hiện việc quản trị tiền mặt (cash management).
(4) Thực hiện việc cho thuê thiết bị, máy móc.
(5) Cho vay vốn kinh doanh rủi ro (making venture capital loans).
(6) Hoạt động bán các dịch vụ bảo hiểm (selling insurance services).
(7) Cung cấp các dịch vụ đầu tư môi giới chứng khoán (offering brokerage investment services).
(8) Việc bán các kế hoạch nghỉ hưu (retirement plans).
(9) Cung cấp các dịch vụ NH đầu tư và NH thương mại.
(10) Việc cung cấp các quỹ hỗ tương và niên kim (offering mutural funds and annuities).
(11) Các hoạt động điện tử liên quan đến NH hay NH điện tử (electronic banking).
(12) Thuận lợi: Các hình thức Internet, các thẻ thông minh (smart cards), tiền mặt kỹ thuật số (digital cash) v.v… đang phát triển mạnh.

Như đã biết, khi đảm nhận vai trò của NH đại chúng, phổ biến hay NH đa năng (universal banking), NH sẽ có nhiều cơ hội và vận may để kiếm được nhiều lợi tức, hay thu nhập do đa loại hóa các dịch vụ, nhưng NH cũng phải đối diện với nhiều rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh, như càng cho vay nhiều, NH càng có lời nhưng cũng càng chịu nhiều rủi ro do khách hàng mất khả năng trả nợ gốc và lãi v.v…

Ngoài rủi ro do đa loại hóa các dịch vụ cung ứng, NH càng gặp nhiều rủi ro gia tăng khi hội nhập nền kinh tế thế giới, khi các quốc gia trên thế giới đều có khuynh hướng chung là mở rộng cửa tiếp nhận đầu tư và mở rộng giao thương mua bán giữa các quốc gia, đặc biệt khi các NH tham gia đầu tư tại hải ngoại, như mở nhiều chi nhánh hoạt động tại nhiều quốc gia khác trên thế giới, nhứt là các NH toàn cầu  hay đa quốc gia. Rủi ro tỷ giá giữa các đồng nội tệ và ngoại tệ, rủi ro về khác biệt luật pháp, chánh trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Điều này khiến cho các NH phải tốn nhiều chi phí hơn so với các thập kỷ của thế kỷ 20 trước đây v.v…

Hơn nữa, các khuynh hướng tương lai sẽ xảy ra sau đây sẽ gây tác động đến hoạt động kinh doanh của tất cả NH, tức tạo nhiều rủi ro, dù chỉ thuần túy hoạt động trong nội địa hay ngoại quốc, đó là:

(1) Các dịch vụ mới của NH phát sinh, nảy nở theo thời gian như các chi phí dịch vụ (không phải do lãi suất mang lại), như thu tiền điện, nước, điện thoại cố định v.v…, chứ không phải nguồn thu do cho vay mang lại theo kiểu truyền thống của NH.
(2) Mức cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa các NH và các đối thủ cạnh tranh của họ đã bành trướng các cung cấp dịch vụ cho khách hàng hoặc từ NH khác, từ liên minh tín dụng (credit union), các công ty chứng khoán giống như tập đoàn Merrill Lynch của Mỹ.
(3) Nới lỏng việc kiểm soát của các nước. Thí dụ, việc dỡ bỏ trần lãi suất do chánh quyền áp đặt (government – imposed interest rate ceilings) đối với tiền gởi tiết kiệm để cung cấp cho công chúng mức lãi suất trung thực đối với tiền gởi tiết kiệm của họ.
(4) Các chi phí cấp vốn gia tăng: Lãi suất tiền gởi tiết kiệm gia tăng, tức chi phí trả lãi vay gia tăng gây khó cho NH và NH đã phải cắt giảm nhân viên, giảm các chi tiêu hoạt động v.v…
(5) Vốn hỗn hợp dễ biến đổi với lãi suất gia tăng: Khách hàng gởi tiền bị thu hút bởi lãi suất tiền gởi cao và sẵn sàng từ bỏ NH quen thuộc của mình để chuyển sang gởi tiền tại NH có lãi suất hấp dẫn hơn v.v…
(6) Cách mạng công nghệ (a technologial revolution): Cuộc cách mạng này đang diễn ra mạnh mẽ và đang gia tăng. Thí dụ, máy ATM (máy rút tiền tự động) xuất hiện. NH càng cần thâm dụng vốn (a capital – intensive), tức cần nhiều vốn. Việc tạo ra dịch vụ và cung cấp dịch vụ sẽ được tự động hóa hoàn toàn. Các bước đi này sẽ làm hạ thấp nhiều chi phí cho mỗi đơn vị kết hợp với các cuộc giao dịch khối lượng cao, các thiết bị thay thế lao động trong tương lai.
(7) Việc hợp nhứt và việc bành trướng địa lý (consolidation and geographic expansion). Các NH mở nhiều chi nhánh hoạt động tại nhiều nước khác nhau gây tăng thu nhập và tăng dịch vụ mới.

Với tư cách là NH đa năng hay là NH toàn cầu, hoạt động kinh doanh của NH dù trong nội địa hay ngoại quốc đều gặp phải nhiều loại rủi ro có thể xảy ra, không chỉ rủi ro có tính truyền thống mà còn có tính chất hiện đại mới xuất hiện trong các năm gần đây như đánh cắp tiền qua tài khoản internet…, bằng cách sử dụng công nghệ cao. Chính vì lý do đó, việc quản trị rủi ro NH càng trở nên cần thiết và cấp bách hơn bất cứ thời kỳ nào trong lịch sử NH.

Thiết Kế Sách
Quyển Quản Trị Rủi Ro Ngân Hàng Trong Nền Kinh Tế Toàn Cầu được thiết kế gồm chín chương sau:
Chương 1: Đại Cương về Quản Trị Rủi Ro Ngân Hàng
Chương 2: Phân Tách Các Báo Cáo Tài Chánh Ngân Hàng
Chương 3: Khái Niệm về Thời Hạn và Quản Trị Mức Chênh Lệch Thời Hạn
Chương 4: Việc Xác Định và Đo Lường Lãi Suất
Chương 5: Quản Trị Thanh Khoản và Dự Trữ Ngân Hàng
Chương 6: Ngân Hàng và Nhiệm Vụ Đầu Tư Sinh Lợi
Chương 7: Các Hợp Đồng Tài Chánh Tương Lai, Quyền Chọn, Hoán Đổi và Các Kỹ Thuật Quản Trị Tài Sản – Khoản Nợ Khác
Chương 8: Quản Trị Tình Hình Vốn Cổ Phần của Ngân Hàng
Chương 9: Lãi Suất và Việc Định Giá Trái Phiếu 

Chín chương vừa nêu trên có tính liên hệ và bổ sung lẫn nhau, ngoài ra, chín chương này chỉ đề cập, thảo luận các rủi ro chủ yếu, quan trọng nhứt mà các NH hiện đại ngày nay thường xuyên phải đối diện và phải giải quyết một cách hữu hiệu, còn các vấn đề rủi ro khác đã chưa được đề cập trong sách này như: luật pháp, chánh trị, v.v…

CÁC ĐẶC ĐIỂM SƯ PHẠM (PEDAGOGICAL FEATURES)

Nhằm giúp người đọc dễ hiểu và áp dụng vào thực tiễn hoạt động tài chánh – ngân hàng, chúng tôi đã đưa vào sách các điểm sau:
· Mỗi chương, trước nhứt, đều có các mục Mục Tiêu Học Tập của Chương (Learning objectives) mô tả mục tiêu chủ yếu của chương này, và Tóm Lược Các Chủ Đề Cơ Bản của chương, tức chương thảo luận các vấn đề nào.
· Các Thuật Ngữ Cơ Bản (Key Terms) đều được liệt kê vào cuối mỗi chương, gồm cả tiếng Việt và tiếng Anh tương đương nhằm giúp người đọc hiểu rõ các từ chủ chốt trong chương đó.
· Giải thích Các Thuật Ngữ NH (A glossary of banking terms) được liệt kê vào cuối sách để hỗ trợ người đọc hiểu cặn kẽ, thấu đáo các thuật ngữ căn bản NH, được dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt, được trích từ các sách giáo khoa NH và tài chánh của giáo sư ĐH Mỹ.
· Các Kiểm Tra Khái Niệm (Concept checks) được bao gồm sau mỗi phần chủ yếu của chương để giúp xác định người đọc hiểu đúng các khái niệm của các thuật ngữ vừa trình bày trong chương.
· Trước mỗi chương có mục Sự Kiện Tài Chánh – Ngân Hàng hay Các Bài Học trong khung (boxed reading) nêu lên tình hình cụ thể đang xảy ra về Tài Chánh – Ngân Hàng tại Việt Nam hay trên thế giới nhằm giúp người đọc thú vị tiếp cận với thực tế, bên cạnh phần lý thuyết trong sách.
· Nhiều Bài Toán ở Cuối Chương (End-of-Chapter problems) đưa ra để hỗ trợ người đọc giải đáp, một cách áp dụng hữu hiệu những điều đã học, như các phương trình trong chương...
· Nhiều biểu đồ, bảng biểu (diagrams, exhibits, tables...) đều được đưa vào sách để minh họa cụ thể những điều mà chương đã giới thiệu.
· Có rất nhiều chứng từ NH để minh họa cho phần lý thuyết như: hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh, biên bản định giá tài sản thế chấp...
· Có nhiều bài tập và bài giải giúp SV hiểu rõ hơn những điều đã học.

Ngoài ra, đây là quyển sách thứ 6 trong bộ sách liên quan đến hoạt động NH đã được xuất bản trước đây như: Tài Chánh Công Ty, Nghiệp Vụ NH, NH Trung Ương, Quản Trị NH và Thanh Toán Quốc Tế.

2. Phân Tích Hiệu Năng Hoạt Động Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam

Xuất phát từ các cơ sở lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả khác nhau, quyển sách nầy mở đầu bằng việc giới thiệu tổng quan những tiếp cận của lý thuyết kinh tế công nghiệp về mô hình quan hệ giữa cấu trúc, hành vi và hiệu năng của các doanh nghiệp. Từ các mô hình nghiên cứu thực nghiệm tại Mỹ và Trung Quốc, tác giả đã áp dụng mô hình S-C-P vào phân tích các quan hệ giữa cấu trúc, hành vi và hiệu năng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, được chia thành bốn nhóm chính là các ngân hàng cổ phần, các ngân hàng liên doanh, các ngân hàng thương mại nhà nước và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Quyển sách cũng đã tóm tắt quá trình phát triển về cơ cấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam về mặt số lượng ngân hàng, thị phần huy động vốn và cho vay, khả năng bảo đảm an toàn vốn tối thiểu, và mức độ tập trung của cả hệ thống, trước khi đi vào phân tích các nhân tố cấu trúc/hành vi tác động đến hiệu năng của các nhóm ngân hàng tại thành phố Hồ Chí Minh. Các mô hình S-C-P khác nhau, tương ứng với từng nhóm ngân hàng, đã được tác giả nghiên cứu đề xuất, cùng với những hàm ý chính sách quản lý, trong đó, những chính sách chung cần lưu ý như vấn đề mở rộng thị phần, vấn đề giảm tỷ lệ cho vay/huy động, vấn đề giảm thiểu tỷ lệ thu nhập lãi trong tổng thu nhập, chính sách quản lý thanh khoản, chính sách quản lý các khoản mục tài sản có-tài sản nợ. 

Tác giả hy vọng rằng, quyển sách nhỏ có thể mang lại những giá trị lý thuyết và thực tiễn, nhất là trong việc điều hành/quản lý ngành ngân hàng ở tầm vi mô lẫn vĩ mô.          

Tuy vậy, quyển sách cũng chứa đựng những hạn chế nhất định. Thứ nhất, đó là phạm vi nghiên cứu (thành phố Hồ Chí Minh) do hạn chế về nguồn dữ liệu toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam. Phạm vi chuỗi thời gian 11 năm cũng có thể giảm bớt đi ý nghĩa của các kết quả phân tích. Cuối cùng, tác giả và các cộng sự vẫn không thể có đầy đủ các dữ liệu cần thiết, để có thể bổ sung nhiều biến giải thích khác, cũng như để lý giải những nghịch lý xảy ra trong quá trình xử lý và phân tích. Và chắc chắn, còn rất nhiều hạn chế khác mà tác giả rất mong muốn nhận được những bình luận, đóng góp chân thành của các nhà khoa học.
quy-trinh-dong-hang-newhsop
Hỏi, đáp về sản phẩm
0 bình luận
Khách hàng nhận xét