Lớn Khôn Trong Hành Trình Làm Cha Mẹ - Mẹ Việt Nuôi Dạy Con Kiểu Bắc Âu

    Tác giả:Phan Linh
    Nhà xuất bản:NXB Kim Đồng
    Hình thức bìa:Bìa Mềm
  • Chính sách đổi trả 
    Đổi trả sản phẩm trong 30 ngày
    Xem thêm

    Sản phẩm tạm hết hàng

    Sản phẩm liên quan
    Fahasa Giới Thiệu
    Sản phẩm cùng mua
    Thông tin sản phẩm
    Mã hàng 9786042112925
    Tên Nhà Cung Cấp Nhà Xuất Bản Kim Đồng
    Tác giả Phan Linh
    NXB NXB Kim Đồng
    Năm XB 2018
    Trọng lượng (gr) 300
    Kích Thước Bao Bì 14.5 x 20.5
    Số trang 280
    Hình thức Bìa Mềm
    Sản phẩm bán chạy nhất Top 100 sản phẩm Phương Pháp Giáo Dục Trẻ Các Nước bán chạy của tháng
    Giá sản phẩm trên Fahasa.com đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như Phụ phí đóng gói, phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh,...
    Chính sách khuyến mãi trên Fahasa.com không áp dụng cho Hệ thống Nhà sách Fahasa trên toàn quốc

    Lớn Khôn Trong Hành Trình Làm Cha Mẹ - Mẹ Việt Nuôi Dạy Con Kiểu Bắc Âu

    Không có định nghĩa chính xác nào về “nghề” làm cha mẹ. Cũng không có khái niệm hoàn hảo hay tuyệt đối về những ai làm cha mẹ. Chúng ta chỉ có thể lớn lên trong hành trình làm cha mẹ, và cuộc phiêu lưu không đoán trước đang chờ đón tất cả chúng ta. (Phan Linh)

    Mẹ Việt nuôi dạy con kiểu Bắc Âu được viết bởi Phan Linh, một người mẹ Việt đang sống và làm việc tại Na Uy – đất nước có chỉ số hạnh phúc cao nhất trên thế giới. 

    Bằng việc chia sẻ những câu chuyện của bản thân trong suốt những ngày mang thai bé Ốc, những cảm xúc thành thật, những trải nghiệm quý giá khi ngắm nhìn đứa trẻ lớn lên mỗi ngày, Phan Linh đã truyền cảm hứng cho rất nhiều bà mẹ trẻ hiện đại niềm tin, sự vững tâm khi quyết định có con và nuôi dạy con một cách tử tế.

    Trong suốt 300 trang sách, Phan Linh dành nhiều dung lượng để mô tả về cuộc sống ở Na Uy để trả lời cho câu hỏi: “Những đứa trẻ ở Na Uy và cha mẹ chúng, những người đang sống ở một quốc gia hạnh phúc nhất thế giới – họ có hạnh phúc thật không? Và họ hạnh phúc vì điều gì?”

    Thực tế, sau bốn năm với hành trình làm cha mẹ, từ mang thai đến sinh nở và cùng con lớn khôn, tác giả nhận thấy, cha mẹ ở đâu cũng có áp lực như nhau, bất kể là nước giàu hay nghèo. Bức tranh về cuộc sống gia đình và xã hội Na Uy mà tác giả kể với chúng ta có thể lạ lẫm với văn hóa Việt, thậm chí có phần khác thường, nhưng đó là những điều hoàn toàn có thể thẩm thấu và giúp ta hiểu rằng, vì sao họ được cả thế giới cho là những người “biết sống”. 

    Ở Na Uy, trẻ con có một thời thơ ấu đặc biệt, gắn liền với không gian ngoài trời và các hoạt động lành mạnh cùng gia đình: trượt tuyết, câu cá, bơi lội, picnic trong rừng… Người Na Uy khuyến khích các trải nghiệm gắn bó với thiên nhiên, đó cũng là sợi dây gắn kết giúp trẻ phát triển tính cách và sự bền bỉ.

    Hạnh phúc – Bình đẳng – Nhân văn là ba điều may mắn nhất mà tác giả đã học được trong thời gian làm mẹ ở Na Uy. Ở gia đình của người Na Uy, hạnh phúc không đo lường qua của cải vật chất dù mức sống cao, không phải những ngôi nhà tiện nghi, xe hơi hạng sang hay dịch vụ xem phim trực tuyến hiện đại nhất thế giới. Người Na Uy “biết sống” chính là vì họ có cách tận hưởng cuộc sống rất đơn giản: đọc một cuốn sách hay, cuộn tròn trong chăn ấm xem truyền hình, đặc biệt là những khoảnh khắc nhỏ gắn kết gia đình mà họ gọi là hyggy time.

    Làm mẹ trong một xã hội văn minh, giàu tiện ích, các dịch vụ công và chăm sóc sức khỏe rất tốt, Phan Linh có phải đối mặt với thách thức nào không? Tất nhiên là có. Trong cuốn sách, cô đã chia sẻ cảm giác lạ lẫm khi lần đầu bé Ốc xuất hiện trong gia đình, có lúc rối ren vì lịch sinh hoạt xáo trộn, kể cả kiến thức cô góp nhặt đều khác xa thực tế. Tác giả kể về chuyện bữa ăn đầu tiên sau sinh không phải sữa nóng, cháo thịt nạc như các mẹ ở Việt Nam mà là nước táo ép đóng hộp, là bánh mì khô, bơ, thịt nguội, súp rau ăn liền…
     
    Chuyện kiêng cữ được truyền tai nhau ở Việt Nam là hoàn toàn không có. Người mẹ sẽ được hướng dẫn vận động ngay sau sinh, ăn uống đa dạng, giữ tinh thần thoải mái và coi mọi chuyện nhẹ nhàng nhất có thể.

    Và dù thụ hưởng mọi chế độ tốt nhất ở Na Uy, cô cũng không tránh khỏi những lúc kiệt sức, bật khóc một mình trong nhà vệ sinh sau khi sinh 2 tuần. Trầm cảm là có thật. Phan Linh không chỉ thông cảm với mọi rắc rối của các bà mẹ sau sinh, cô còn giúp họ đối diện với hoàn cảnh mới, lên tiếng giúp họ tìm ra lối thoát trong những ngày “đặc biệt” này. Đó là hãy dành thời gian nghỉ ngơi nhiều nhất, từ từ giúp cơ thể làm quen và chấp nhận rằng, thăng trầm là điều hoàn toàn bình thường khi trở thành cha mẹ.

    Trong Mẹ Việt nuôi dạy con kiểu Bắc Âu, bạn đọc tìm thấy rất nhiều thông tin khoa học bổ ích với các chủ đề: Cách vệ sinh cho bé hàng ngày, Nuôi con bằng sữa mẹ, Hướng dẫn cho con bú đúng cách, Tìm hiểu giấc ngủ của trẻ, Cho trẻ ra ngoài chơi, Các trò chơi gắn kết bố mẹ và con….

    Tác giả cũng đưa ra nhiều khuyến cáo về thông tin y tế, sức khỏe tràn lan trên mạng internet. Có rất nhiều nguồn chưa chính thống hoặc không có cơ sở thực tiễn được tác giả dành thời gian đọc, nghiên cứu, tìm tòi và sàng lọc để giúp các bà mẹ trẻ lần đầu nuôi con nhỏ trang bị kiến thức chu đáo, vững tâm hơn trong hành trình mới. 

    Bốn năm làm cha mẹ, Phan Linh và chồng luôn luôn hướng đến sự tích cực, nuôi con với lòng tử tế, cho con thời gian, thuận theo mách bảo của trái tim: “Hành trình làm cha mẹ ở đất nước hạnh phúc nhất thế giới của chúng tôi KHÔNG phải là hành trình tận hưởng hạnh phúc. Mà là mỗi ngày nỗ lực không ngừng để xây dựng và bảo vệ niềm tin vào chính bản năng làm cha mẹ của mình.”

    Trong sách, đan xen giữa những câu chuyện đời sống vợ chồng, cách chia sẻ việc nhà, chuyện nuôi con, Linh Phan khéo léo lồng ghép những khung hình minh họa ấm áp và đầy thiện cảm. Tình yêu con, sự gắn kết vợ chồng, ước muốn san sẻ và thấu hiểu nhau được khơi dậy từ những khoảnh khắp êm đẹp như thế.

    Mẹ Việt nuôi dạy con kiểu Bắc Âu không chỉ là cẩm nang mọi bà mẹ trẻ nên đọc mà còn là nơi hướng dẫn, an ủi và động viên bạn được làm cha mẹ theo cách mình muốn.

    Về tác giả Phan Linh:

    Phan Linh sinh năm 1987 tại Hà Nội.

    Cô tốt nghiệp Thạc sĩ Marketing Truyền thông, là cây viết tự do trong nhiều thể loại.

    Phan Linh là sáng lập và vận hành dự án cộng đồng có tên  Raised Happy – Dự án cung cấp kiến thức, công cụ và các ấn phẩm cho những ai đang tò mò về thế giới của những người làm cha mẹ, cho những người muốn cam kết nuôi dạy những đứa trẻ tử tế và hạnh phúc. Phan Linh đang theo học khóa đào tạo Chuyên gia hướng dẫn tâm lí trong lĩnh vực Làm cha mẹ của tổ chức Hand in Hand Parenting.

    Cô hiện đang sống và làm việc ở Na Uy cùng gia đình nhỏ với chồng, con trai 3 tuổi, thường gọi là bé Ốc. 

    MỘT SỐ TRÍCH ĐOẠN TRONG SÁCH
    ----------------------------

    ... "Một bài học khi bắt đầu làm mẹ mà tôi học được đó là những thông tin tràn lan trên mạng luôn là những con dao hai lưỡi. Chúng ta cần KIẾN THỨC để đưa ra được quyết định tốt nhất. Cần chọn những người đáng tin để có thể xin tư vấn và làm bình tâm chúng ta, đặc biệt là khi con đường ta chọn không bình thường như những người khác.

    Quan trọng là làm cha mẹ thì cần có sự hiểu biết, cần có thời gian dành cho con, cần sự nhẹ nhàng, tử tế, tôn trọng và thực hiện được trách nhiệm của mình khi đã đón nhận thiên chức vĩ đại: LÀM CHA MẸ."

    -----------------------------

    DÀNH NHIỀU THỜI GIAN HƠN, GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC HƠN

    Một trong những lí do hạnh phúc của những gia đình Na Uy, của những ông bố và đặc biệt là những em bé ở đây đơn giản là “dành thời gian cho nhau”. Bạn sẽ gặp những ông bố tranh thủ đón con rồi đi chợ, trở về nhà vừa chuẩn bị bữa tối vừa trông con khi vợ về muộn một chút. Bạn sẽ gặp những gia đình đi chơi bên nhau những ngày cuối tuần, đặc biệt là vào mùa hè khi thời tiết và khí hậu vô cùng dễ chịu và phù hợp cho những chuyến picnic. Bạn cũng sẽ có thể phải ngạc nhiên khi được tham dự vào “hyggy time” – theo định nghĩa của người Na Uy thì đơn giản là thời gian người ta được tận hưởng thú vui, hạnh phúc – cũng chính là thời gian dành cho gia đình, cho những bữa ăn thân mật, những lời nói dịu dàng, những chia sẻ thành thật sau một ngày hay sau những khó khăn mà bố mẹ, con cái đã trải qua. Đặc biệt hơn, “hyggy time”không chỉ được duy trì ở nhà, trong mỗi gia đình mà còn được tạo ra cả ở trường học – trong những buổi gặp mặt phụ huynh dịp cuối năm (nơi các bố mẹ cùng mang đồ ăn tới lớp và ngồi ăn bên nhau trong khi lũ trẻ chơi đùa cùng bạn), ở công sở - trong những bữa tiệc luôn chào đón cả gia đình cùng tham dự.

    Không có gia đình hay phương pháp làm cha mẹ nào hoàn hảo cả, nhưng tôi tin thành công sẽ bắt đầu khi chính những người lớn hiểu và cùng nhau xây dựng một tổ ấm. Và gia đình cũng chỉ có ý nghĩa khi chúng ta dành thời gian cho nhau, để yêu thương, lắng nghe và thấu hiểu lẫn nhau.

    -------------------------------------

    ĐỂ CON ĐƯỢC CHƠI

    Gần sang tháng thứ mười ba, Ốc bắt đầu theo thói quen sinh hoạt mới. Thay vì ngủ hai giấc ban ngày thì rút xuống còn một. Thời gian vận động của Ốc nhiều hơn và nhu cầu ngủ giảm đi, nên mẹ điều chỉnh để con có một giấc ngủ trưa, trong khoảng từ 10 giờ đến 13 giờ hằng ngày. Buổi tối cu cậu vẫn ngủ trọn giấc dài từ 7-8 giờ cho tới 6-7 giờ sáng ngày hôm sau.

    Thời gian vận động của con nhiều hơn cũng có nghĩa là bố mẹ phải chia lịch để chơi cùng con vào ban ngày. Quả thực, chơi với con cả ngày dài từ 7 giờ sáng tới 7 giờ tối (trừ ba tiếng ngủ trưa và khoảng hơn một tiếng cho các việc ăn uống, vệ sinh cá nhân) là một việc không đơn giản, nhất là khi chỉ có hai vợ chồng chúng tôi thay phiên nhau “đánh vật” với con.

    Năng lượng của một đứa trẻ rất dồi dào, ngay cả khi không tham gia vào trò chơi với trẻ mà chỉ trông chừng để đảm bảo an toàn cho con chơi thôi cũng đã “bở hơi tai”. Điều quan trọng nhất khi ở bên con là giúp con trưởng thành lên từng ngày, dạy dỗ và nâng đỡ tinh thần cho con. Đặc biệt cần bố mẹ phải kiên nhẫn, không cáu gắt quát mắng hay đánh đập trẻ khi trẻ làm sai, nghịch quá đà... Làm sao để nói từ từ, ôn tồn khuyên bảo, giải thích (mặc dù có thể ngày nào cũng phải ca đi ca lại bài ca đó) và khích lệ khen ngợi, thể hiện tình yêu thương liên tục với con.

    Tôi học cách thoả hiệp với những trò chơi và mức độ “nghịch ngợm” của Ốc bằng cách để con tự do nhất có thể, từ mở tủ, kéo ngăn kéo, lôi hết nylon và đồ trong tủ bày ra sàn nhà, xé giấy báo, lôi mọi đồ vật trong tầm với xuống... Tôi chỉ đảm bảo không có gì nguy hiểm từ nguồn điện, các vật sắc nhọn hay góc cạnh, không có đồ dễ đổ khi con trèo cao, cũng như chú ý vệ sinh sạch sẽ trước khi con ăn uống v.v…

    Đương nhiên, phòng khách, nơi bạn ấy chơi, thì chả khác gì bãi chiến trường, vô cùng bừa bộn. Cuối ngày tôi dọn một thể, ngày nào cũng hút bụi lau nhà xếp đồ gọn gàng ngăn nắp nhưng sáng hôm sau lại đâu vào đấy.

    Hãy thỏa hiệp với sự lộn xộn, lấm bẩn để con được chơi tự do, hình thành kĩ năng, phản xạ và phát triển tư duy trong quá trình chơi.

    Xem Thêm
    Đánh giá sản phẩm
    0/5
    (0 đánh giá)
    5 sao
    0%
    4 sao
    0%
    3 sao
    0%
    2 sao
    0%
    1 sao
    0%

    Chỉ có thành viên mới có thể viết nhận xét.Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký.

    • Gợi ý dành riêng cho bạn
    • Sách đang theo dõi