Truyện Cổ Andersen

    Nhà cung cấp:Minh Long
    Tác giả:Hans Christian Andersen, Nguyễn Văn Hải , Vũ Minh Toàn
    Nhà xuất bản:NXB Văn Học
    Hình thức bìa:Bìa Cứng
  • Chính sách đổi trả 
    Đổi trả sản phẩm trong 30 ngày
    Xem thêm

    Sản phẩm tạm hết hàng

    Ưu đãi liên quan
    MÃ GIẢM 20K - ĐƠN TỪ 210K
    Chi tiết
    Áp Dụng Cho Đơn Hàng Mua Sách Thiếu Nhi
    Mã Freeship 10K
    Chi tiết
    Áp dụng Cho Đơn Hàng Mua Sách Thiếu Nhi từ 150k
    Xem thêm Mã
    MÃ GIẢM 20K - ĐƠN TỪ 210K
    Chi tiết
    Áp Dụng Cho Đơn Hàng Mua Sách Thiếu Nhi
    Xem thêm Mã
    Mã Freeship 10K
    Chi tiết
    Áp dụng Cho Đơn Hàng Mua Sách Thiếu Nhi từ 150k
    Xem thêm Mã
    Có thể áp dụng nhiều mã
    Áp dụng tối đa 1 mã giảm giá
    và 1 mã freeship
    Sản phẩm liên quan
    Fahasa Giới Thiệu
    Sản phẩm cùng mua
    Thông tin sản phẩm
    Mã hàng 8936067595475
    Tên Nhà Cung Cấp Minh Long
    Tác giả Hans Christian Andersen, Nguyễn Văn Hải , Vũ Minh Toàn
    NXB NXB Văn Học
    Năm XB 2016
    Trọng lượng (gr) 890
    Kích Thước Bao Bì 14.5 x 20.5
    Số trang 716
    Hình thức Bìa Cứng
    Sản phẩm bán chạy nhất Top 100 sản phẩm Truyện Đọc Thiếu Nhi bán chạy của tháng
    Giá sản phẩm trên Fahasa.com đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như Phụ phí đóng gói, phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh,...
    Chính sách khuyến mãi trên Fahasa.com không áp dụng cho Hệ thống Nhà sách Fahasa trên toàn quốc
    Truyện Cổ Andersen

    Về tác giả Andersen

       Hans Christian Andersen sinh ngày 2 tháng 4 năm 1805 trong gia đình một người thợ khâu giày nghèo khổ. Thời thơ ấu, Hans Christian Andersen đã là một cậu bé thích chơi búp bê, luôn luôn cô độc, thu mình, ít hòa đồng, hiếu động như bạn bè cùng trang lứa. May mắn thay, cha của ông, dù nghèo nhưng rất yêu văn học có một tủ sách và khi ông qua đời năm Andersen 11 tuổi, cậu bé thỏa thuê đọc những cuốn sách quý giá này. Trong nhật ký của mình, Andersen kể rằng đọc sách “là trò tiêu khiển duy nhất và được yêu thích nhất”. Ngoài việc say mê đọc sách, Andersen còn có một tai nghe tuyệt vời. Sự náu mình cho phép cậu bé tập trung hơn vào câu chuyện người khác nói. Điều này tác động rất lớn đến những chi tiết tinh tế và trí tưởng tượng phong phú trong truyện cổ của ông.

       Năm 14 tuổi, mồ côi cha, mẹ tái giá, Andersen một thân một mình lên thủ đô Copenhagen lập nghiệp chỉ với 12 kuron trong túi. Đó là những ngày tháng tạo cảm hứng để ông viết nên câu chuyện Cô bé bán diêm. Nhận được một khoản trợ cấp 5 năm của Hoàng gia, Andersen đứng trước hai lựa chọn học hành cơ bản để trở thành một người viết văn hoặc về nhà và học nghề. Chọn sự nghiệp học hành, Andersen đã trở nên nổi tiếng nhưng những mặc cảm thân phận vẫn còn đó. Ông vẫn dễ tổn thương và vẫn mang cảm giác bất bình đẳng dù đã trở thành tác giả được trọng vọng nhất Đan Mạch.

       Andersen đã viết nên những câu chuyện của trẻ em và vì trẻ em, rời xa những quy tắc đạo đức chuẩn mực, cứng nhắc của xã hội thời đó. Cởi mở và ngây thơ, ông sáng tạo ra một phong cách kể chuyện mơ mộng, nồng nhiệt nhưng không kém phần logic. Đẹp đẽ và nhiều cảm xúc, độc giả tìm thấy niềm vui khi đọc những câu chuyện của Andersen, bằng sự nhạy cảm của trẻ em chứ không phải là sự gò ép khô cứng. 

       Ngoài truyện cổ tích, Andersen còn là tác giả của những tiểu thuyết như Người ứng tác, O.T., Chỉ có người kéo vĩ cầm, Tồn tại hay không tồn tại và đương thời, ông được nhiều người coi là một trong những tiểu thuyết gia vĩ đại, ngang tầm với Walter Scott và Victor Hugo. Kịch và thơ cũng là những lĩnh vực ông thử sức và có được những thành công đánh kể. Andersen cũng chính là người đã dự báo trước chủ nghĩa siêu thực của thế kỷ XX thông qua việc khai thác những chủ đề đơn giản như một hạt đậu, một người lính đồ chơi, những điểm mù tới tham vọng và lòng can đảm. Các nhân vật vừa đầy đam mê lại yếu đuối một cách rất con người. 

       Ngày 1/8/1875, Andersen qua đời trong tòa biệt thự Rolighed của mình ở Copenhagen. Và ông đã được an táng tại nghĩa trang Assistens ở thủ đô Đan Mạch.

       Hôm đưa tang ông, như những người đương thời ghi lại, cả thành phố Copenhagen trở nên buồn tủi và dường như không muốn làm gì hơn ngoài việc tiến hành tang lễ Andersen cho xứng đáng. Ngày hôm đó đã được coi là quốc tang của Đan Mạch. Trên báo hôm đó có đăng lời thơ phúng:

    "Hôm nay hoàng đế rời ngôi,

    Ngai vàng chẳng thể ai ngồi…".

       Tinh tế và ý nghĩa, những câu chuyện cổ tích của nhà văn người Đan Mạch vẫn còn được ái mộ tới ngày nay, bất chấp quy luật khắc nghiệt của thời gian. Và Andersen, vẫn được tụng ca bằng những danh xưng trân trọng nhất như “Ông vua kể chuyện cổ tích” hay một trong những anh hùng sáng tạo vĩ đại nhất của lịch sử.


    (Tổng hợp từ nhiều nguồn)

    ***

     

    Giới thiệu sách

       Ấn bản bìa cứng hơn 700 trang sách giới thiệu 60 câu chuyện cổ tích của nhà văn người Đan Mạch Hans Christian Andersen, người được mệnh danh là “Ông vua kể chuyện cổ tích”.

       Nét đặc biệt trong các câu chuyện cổ tích của Andersen là ở chỗ, ông là nhà văn đầu tiên hướng tới cuộc sống của những người bình thường, chứ không chỉ những hoàng tử, công chúa hay các vị thần tiên… Các câu chuyện cũng không thường xuyên có kết cục hay ho, có hậu. Các truyện cổ theo chính lời tác giả thổ lộ “không hướng tới trẻ em”, nhưng lại được trẻ em khắp năm châu đón nhận.

       Sự thực là, truyện cổ tích Andersen đi theo tuổi thơ mỗi đứa trẻ, cùng lớn lên với mỗi người, và ở mỗi độ tuổi khác nhau, khi đọc Andersen lại có một cảm nhận mới mẻ, tinh tế hơn, sâu sắc hơn.

       Hãy cùng thưởng thức những câu chuyện cổ tích rất đời thực này. Dù bạn ở lứa tuổi nào, những câu chuyện vẫn mang đến cho tâm hồn bạn đến những thông điệp đẹp đẽ.


    Mục lục

    Người kể chuyện cổ tích

    Anh chàng chăn lợn

    Bà cô nhức răng

    Bác làm vườn và nhà chủ

    Bầy chim thiên nga

    Bé tí hon

    Bên gốc liễu

    Bộ quần áo mới của hoàng đế

    Bông cúc trắng

    Bù nhìn tuyết

    Các hiệp sĩ nhảy cao

    Cái bóng

    Cái chuông

    Cây lúa mạch

    Cây thông

    Chiếc hòm bay

    Chiếc kim thô

    Chim họa mi

    Chú lính chì dũng cảm

    Chú vịt con xấu xí

    Chuyện cây hoa gai

    Chuyện con nít

    Cô bé bán diêm

    Cô bé chăn cừu và chú thợ nạo ống khói

    Cô gái giẫm chân lên bánh mỳ

    Con lợn ống tiền

    Con quỷ sứ của ông hoàng tạp hóa

    Con trai người gác cổng

    Đôi giày đỏ

    Đôi giày hạnh phúc

    Đồng si linh bạc

    Đứa trẻ trong mồ

    Gã cổ cồn

    Giấc mơ cuối cùng của cây sồi

    Giăng bị thịt

    Gió tháo tung các biển hàng

    Hương mộc tinh

    Ip và cô bé Crixtin

    Một bà mẹ

    Một cặp tình nhân

    Một chuyện có thật

    Một chuyện đau lòng

    Một gia đình hạnh phúc

    Một mảnh lá của trời

    Mụ ấy hư hỏng

    Mười hai người trên chiếc xe ngựa đưa thư

    Năm hạt đậu

    Nàng công chúa và hạt đậu

    Nàng tiên cá

    Ngôi nhà cổ

    Người bạn đồng hành

    Người nào, vật nào chỗ ấy

    Những bông hoa của cô bé iđa

    Nữ chúa tuyết

    Nữ thần băng giá

    Ông già làm gì cũng đúng

    Thần ru ngủ

    Thiên đường

    Trong thành có ma trơi

    Vanđơmađa và các nàng con gái

    ***

    Trích Lời giới thiệu

    Người kể chuyện cổ tích Christian Andersen

    của K. Pauxtôpxki

    [...]

    Khi tôi trở về nhà thì cây thông đầu năm lập tức được thắp sáng và trong phòng, những ngọn nến bắt đầu lép bép một cách vui vẻ như thể chung quanh tôi những vỏ quả keo khô đang nổ liên tiếp. Bên cạnh cây thông có một cuốn sách dày: quà của mẹ tôi cho tôi. Đó là những truyện cổ tích của Andersen.

    Tôi ngồi xuống dưới cây thông đầu năm và giở cuốn sách. Trong cuốn sách có rất nhiều tranh in màu phủ bằng giấy thuốc lá. Để xem kỹ những bức tranh còn ướt mực in ấy tôi phải thận trọng thổi tờ giấy mỏng đó cho lật lên.

    Trong tranh, tường những lâu đài tuyết lấp lánh ánh pháo hoa, những con thiên nga bay lượn trên biển cả có những ánh mây hồng soi bóng và những chàng lính chì một chân đứng gác giữ chặt cây súng dài.

    Tôi bắt đầu đọc và đọc say mê đến nỗi những người lớn phải bực mình vì hầu như tôi chẳng còn chú ý đến cây thông được trang hoàng đẹp đẽ. Trước tiên, tôi đọc truyện cổ tích về anh lính chì giàu nghị lực và cô vũ nữ bé nhỏ, kiều diễm, rồi đến chuyện nữ chúa Tuyết. Lòng tốt kỳ diệu và ngào ngạt hương như cách tôi cảm thấy, của con người, giống như hương thơm của hoa, bay ra từ những trang giấy của cuốn sách mép mạ vàng kia.

    Rồi tôi mơ màng ngủ thiếp đi dưới cây thông vì mệt và vì hơi nóng của những cây nến tỏa ra. Và giữa lúc mơ mơ màng màng như thế tôi nhìn thấy Andersen khi ông để rơi bông hồng. Từ đó, bao giờ tôi cũng hình dung ông giống như trong giấc mơ êm ái đó.

    Tất nhiên, lúc đó tôi còn chưa biết cả nghĩa đen và nghĩa bóng những truyện cổ tích khác mà chỉ người lớn mới có thể hiểu hết ý nghĩa của nó.

    [...]

    Ông sinh ra năm 1805, khoảng thời gian những cuộc chiến tranh của Napôlêông, tại thành phố Đan Mạch cổ kính Ôđenzê ‐ trong gia đình một người thợ giày.

    Thành phố Ôđenzê nằm ở một trong những thung lũng giữa những quả đồi thấp trên đảo Fiun. Trong những thung lũng trên đảo hầu như lúc nào cũng có sương mù lẩn quất, còn trên đỉnh những quả đồi thì lại nở hoa thạch thảo.

    Nếu ta nghĩ kỹ một chút xem Ôđenzê giống cái gì thì ta có thể nói rằng nó gợi cho ta nghĩ đến nhiều hơn hết một thành phố đồ chơi của trẻ con bằng gỗ sồi đen.

    Không phải vô cớ mà Ôđenzê nổi tiếng về thợ chạm gỗ. Một người trong bọn họ, Klaux Bécgơ ‐ tay thợ cả nổi tiếng một thời Trung cổ ‐ đã dùng gỗ mun chạm một bàn thờ đồ sộ cho thánh đường Ôđenzê. Bàn thờ nguy nga và dữ tợn đó không những đã làm cho trẻ con mà cả người lớn nữa phải kinh hãi.

    Chú bé Andersen đã trông thấy những tác phẩm điêu luyện của những tay thợ chạm không phải chỉ trên những con tàu mà cả trên những ngôi nhà ở Ôđenzê. Chắc hẳn ở Ôđenzê ông đã biết ngôi nhà cổ lỗ, nơi người ta khắc niên hiệu xây nhà trên một tấm gỗ dày trong tấm khung bằng những bông hồng và những bông tuylip. Cũng ở đó ngườita đã khắc vào gỗ cả một bài thơ và trẻ con đã học thuộc bài thơ đó. Còn những người thợ giày bao giờ cũng đóng giày từng đôi.

    Andersen lớn lên trong cảnh bần hàn. Niềm tự hào duy nhất của gia đình Andersen là sự sạch sẽ đặc biệt trong nhà họ, chiếc thùng đất hành mọc um tùm và vài chậu cảnh trên các cửa sổ. Trong các chậu cây, hoa tuylip nở. Hương của hoa lẫn vào trong tiếng chuông đổ hồi, tiếng búa thợ giày của người cha, tiếng trống dồn dập của những người lính canh đánh trống bên đồn binh, tiếng sáo của anh nhạc công lang thang và những bài hát khàn khàn của những tay phù thủy đang dẫn những chiếc xà lan thô kệch vào trong vịnh biển lân cận.

    Trong tất cả cái phong phú muôn màu muôn vẻ của những con người, những sự kiện tủn mủn, màu sắc và âm thanh vây quanh một chú bé tính tình lặng lẽ, Andersen đã tìm được cớ để nghĩ ra đủ mọi thứ chuyện.

    Trong nhà Andersen, chú bé chỉ có một người nghe biết ơn người kể ‐ đó là lão mèo già Cáclơ. Nhưng Cáclơ mắc một tật lớn ‐ lão thường ngủ thiếp đi, không nghe hết câu chuyện cổ tích thú vị. Cái tuổi già của loài mèo đã thắng lão, như người ta thường nói. Nhưng chú bé không giận lão mèo già. Chú tha mọi tội cho lão và Cáclơ không bao giờ cho phép mình nghi ngờ sự tồn tại của những mụ phù thủy, của anh chàng ranh ma Khampê ‐ Đumpê, những tay thông ống khói tinh đời, những bông hoa biết nói và những con ếch đội vòng kim cương trên đầu.

    Những câu chuyện cổ tích đầu tiên mà chú bé được nghe là những câu chuyện do cha chú và các bà lão trong viện làm phúc cho người tàn tật gần đó kể lại. Những bà lão nọ suốt ngày ngồi gò lưng đan những sợi len xám và lầu bầu kể những câu chuyện thực thà của họ. Chú bé xoay chuyển lại những câu chuyện ấy theo ý mình, tô điểm thêm cho chúng, giống như chú quét lên chúng những lớp sơn mới và trong một hình thức khác hẳn, chú lại kể những câu chuyện ấy, nhưng lần này người nghe lại là các bà lão nọ. Còn các bà lão thì chỉ biết ngạc nhiên và thì thầm với nhau rằng thằng bé Christian quá thông minh và vì thế nó sẽ chết yểu.

    Trước khi kể tiếp cho các bạn nghe, tôi cần phải dừng lại ở một đặc điểm của Andersen mà tôi đã nói qua ‐ ở chỗ ông biết vui sướng với tất cả những gì thú vị và tốt đẹp mà ta luôn gặp ở mỗi con đường nhỏ, ở mỗi bước đi. Đúng hơn, nên gọi cái đó là tài năng, là cái khả năng hiếm có, nó cho ta nhận thấy những điều lọt qua con mắt lười biếng của mọi người.

    [...]

    Ở Ôđenzê có rạp hát của tỉnh. Ở đó chú bé Christian lần đầu tiên được xem một vở kịch mang cái tên bay bướm: Người con gái min sông Đanuyp. Vở kịch làm chú bé sửng sốt và từ đó, chú trở thành một khán giả nhiệt tình cho đến trọn đời.

    Andersen không có tiền đi xem hát. Chú liền thay các vở kịch thực sự bằng những vở kịch tưởng tượng. Chú đánh bạn với anh Pête, một người dán áp phích trong thành phố, giúp đỡ anh, và Pête, để trả công cho chú bé, mỗi lần có vở mới lại cho chú một tờ áp phích. Christian mang áp phích về nhà, lùi vào một góc và sau khi đọc xong tên vở kịch và tên các nhân vật, chú liền nghĩ ra một vở kịch sôi nổi của mình dưới cái tên kịch in trên áp phích.

    Chú tưởng tượng như vậy mấy ngày liền. Cứ như thế, một chương trình biểu diễn bí mật của cái nhà hát tưởng tượng trẻ em đã hình thành, trong đó chú là tất cả: là tác giả kịch bản và là diễn viên, là nhạc công và là họa sĩ, là người phụ trách ánh sáng và là ca sĩ.

    Phần lớn thời gian, Andersen tiêu khiển trong cái cối xay cũ kỹ bên bờ sông Ôđenzê. [...]

    Ngoài cái cối xay, ở Ôđenzê còn có một chỗ nữa lôi cuốn chú bé Andersen. Trên bờ con sông đào có trại của một ông già thủy thủ đã về hưu. Trong vườn nhà ông, ông già thủy thủ đặt mấy khẩu đại bác nhỏ bằng gỗ và bên cạnh những khẩu đại bác là một chàng lính cao lớn, cũng bằng gỗ.

    Khi tàu qua sông đào, những khẩu đại bác bắn đạn giả và chàng lính cũng bắn loạn xạ lên trời bằng khẩu súng gỗ của chàng. Bằng cách đó người thủy thủ già chào mừng những người bạn có phước của ông ‐ những thuyền trưởng chưa về hưu.

    Vài năm sau, Andersen đến trại của ông già, lúc đó chàng đã là một sinh viên. Ông lão thủy thủ đã mất nhưng một đoàn thiếu nữ xinh đẹp và đầy nhiệt tình, cháu của viên thuyền trưởng, đã ồn ào ra đón nhà thơ trẻ giữa những vòng hoa.

    Chính vào thời gian ấy, lần đầu tiên trong đời, Andersen cảm thấy mình yêu một trong những cô gái nọ ‐ tình yêu ấy, tiếc thay, lại mờ nhạt và không được đáp lại.

    Andersen mơ ước tất cả những gì chàng có thể nghĩ tới. Cha mẹ chàng thì lại mong mỏi cho chàng trở thành một người thợ may cừ. Mẹ chàng dạy chàng cắt và khâu. Nhưng nếu chú bé Andersen có khâu gì thì đó lại là những bộ quần áo sặc sỡ cho những con búp bê nhà hát của chú (lúc đó chú đã có một nhà hát riêng của chú ở trong nhà). Thay vào công việc cắt quần áo, chú bé đã học được lối cắt giấy điêu luyện thành những hình phức tạp và những cô vũ nữ tí hon đang quay mình trên một chân. Với nghệ thuật ấy Andersen đã làm cho mọi người phải kinh ngạc, ngay cả trong tuổi già của ông.

    Tài may vá về sau này đã giúp ích cho nhà văn Andersen. Ông sửa bản thảo nhằng nhịt đến nỗi không còn chỗ chữa thêm nữa. Lúc đó, Andersen bèn viết những đoạn chữa lên những tờ giấy rồi cẩn thận, lấy chỉ khâu vào bản thảo ‐ ông vá những mụn vá vào bản thảo.

    Khi Andersen vừa mười bốn tuổi thì cha ông mất. Nhớ lại chuyện đó, Andersen kể rằng một con dế đã suốt đêm than vãn cho người đã khuất, trong khi đó suốt đêm chú bé khóc ròng. Người thợ giày tính tình nhút nhát, không có gì đáng được người đời để ý tới ngoài việc ông đã tặng cho thế giới con trai của mình ‐ người kể chuyện cổ tích và nhà thơ ‐ đã lìa bỏ cuộc đời trong tiếng nỉ non của con dế sau lò sưởi.

    Sau khi cha mất ít lâu, Andersen xin phép mẹ ra đi và dùng số tiền ít ỏi dành dụm được, chàng rời Ôđenzê đi tới thủ đô Côpenhagơ để tìm kiếm hạnh phúc, mặc dầu chàng cũng chẳng biết hạnh phúc nó ở chỗ nào.

    Trong tiểu sử phức tạp của Andersen, khó mà xác định được đâu là khoảng thời gian ông bắt đầu những truyện thần tiên đầu tay của ông.

    Từ thuở còn thơ, trong trí nhớ của Andersen đã tràn ngập đủ mọi truyện thần tiên. Nhưng những truyện đó còn nấp ở một chỗ kín đáo. Chàng thanh niên Andersen trong một thời gian dài tự coi mình là ca sĩ, là diễn viên múa, là người ngâm thơ, là nhà trào phúng, nhà thơ và nhà biên kịch, là gì cũng được, nhưng không phải là người kể chuyện cổ tích. Mặc dầu như vậy, giọng nói văng vẳng của những câu chuyện thần tiên vẫn cứ vang lên, lúc thì ở tác phẩm này, lúc thì ở tác phẩm khác của ông, như tiếng sợi dây đàn ta vừa động tới nhưng rồi lại buông tay.

    Trí tưởng tượng thoáng đạt thâu tóm trong cuộc sống quanh ta hàng trăm tiểu tiết và tập hợp chúng lại trong một câu chuyện chững chạc và thông minh. Người kể chuyện cổ tích không coi thường bất cứ việc gì, dù đó chỉ là một cổ chai bia, một hạt sương trên chiếc lông mà con vàng anh đã để rơi, hay cái cột đèn gỉ ngoài phố. Bất cứ ý nghĩ mạnh mẽ nhất và đẹp đẽ nhất nào cũng có thể hiện ra trong sự giúp đỡ bạn bè của những vật giản dị kia.

    [...]

    Andersen qua đời năm 1875.

    Mặc dầu những rủi ro thường gặp, ông đã được hưởng hạnh phúc chân chính làm người mà nhân dân nước ông yêu mến.

    Tôi không dẫn ra đây tất cả những gì Andersen đã viết. Cái đó có lẽ cũng chẳng cần thiết. Tôi chỉ muốn phác qua một hình ảnh vội vàng của nhà thơ và người kể chuyện cổ tích ấy, con người kỳ quặc đáng yêu ấy, người mà đến lúc chết vẫn là một đứa trẻ chân thành, người có tài ứng tác đầy hào hứng và người có tài chiếm lĩnh tâm hồn người ‐ cả trẻ con lẫn người lớn.

    Ông ta là nhà thơ của người nghèo mặc dầu những đức vua coi việc được bắt bàn tay gầy guộc của ông là vinh dự.

    Ông là ca sĩ bình dân. Cả cuộc đời ông chứng tỏ kho báu của nghệ thuật chân chính chỉ có ở trong trí thức của nhân dân và không ở nơi nào khác.

    Thơ ca làm cho trái tim nhân dân được no nê chẳng khác gì triệu triệu hạt bụi nước tí xíu làm bão hòa không khí trên đất đai Đan Mạch. Người ta nói vì thế mà không đâu có những cầu vồng rộng lớn và rực rỡ như ở đây.

    Chúc cho những cầu vồng đó sẽ lấp lánh thường xuyên hơn như những khải hoàn môn nhiều màu lắm sắc trên nấm mồ của người kể chuyện cổ tích Andersen và trên những khóm hồng bạch mà ông yêu mến.

     
    Xem Thêm
    Đánh giá sản phẩm
    4.6/5
    (17 đánh giá)
    5 sao
    65%
    4 sao
    35%
    3 sao
    6%
    2 sao
    0%
    1 sao
    0%

    Chỉ có thành viên mới có thể viết nhận xét.Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký.

    • Gợi ý dành riêng cho bạn
    • Sách đang theo dõi